Friday, July 20, 2018

DU HỌC VÀ GIÁO DỤC NƯỚC NHÀ



1/ Sao bạn lại phải cho con đi du học ? Chả lẽ bạn mất niềm tin nền giáo dục nước nhà?
Vâng, ở xứ văn minh người ta giáo dục làm người, còn ta giáo dục thương mại hóa !
con người là hàng hóa thì còn gì là dục! 

Ông thấy đấy, tất cả các trường học ở Việt Nam đều dựng câu slogan : " Tiên học lễ hậu học văn". Nhưng hỏi thật ông , có bao nhiêu thầy cô và quan chức giáo dục cắt nghĩa được từ này và thậm chí hành động được vì nó?

2/ Nhưng là bậc phụ huynh bạn đã hiểu gì về nền giáo dục ở nước ngoài để chuẩn bị cho con mình du học?

Thưa ông, mất niềm tin thì đầu tiên là cứ tránh môi trường ô nhiễm cái đã. 

Thật lòng tôi cũng rất sợ cái cảnh cảnh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

Đúng vậy ở nước ngoài người ta có triết lý giáo dục rõ ràng. 

Tùy theo IQ, talent , và thực trạng của đối tượng mà họ sẽ có chính sách đào tạo.

Ví dụ: bạn là quan chức cao cấp thì con bạn sẽ được đào tạo kỹ năng đổi màu.

Bạn là một thương gia giàu có hay là một quan chức tham nhũng lắm tiền nhưng con bạn IQ thấp thì chắc chắn kỹ nghệ ăn chơi cho con bạn là không tránh khỏi.
Nhưng không cần biết bạn xuất thân từ thành phần nào, miễn là con bạn IQ cao, Họ sẽ đào tạo con bạn trở thành một công dân toàn cầu tương lai. 
Đó là một triết lý giáo dục "nhân bản" theo quan điểm "Đa Nguyên" của họ.
3/ Thưa ông, mỗi một năm phụ huynh Việt Nam chúng tôi đang bỏ ra gần 6 tỷ đô la cho việc đưa con cái đi du học. Số tiền đó nếu đầu tư cho giáo dục nội địa thì có làm cho nền giáo dục nước nhà tiên tiến không ông?
Được , quá được , nhưng với một điều kiện. Đó là không thể thương mại hóa giáo dục quá mức như thế này.
Quý vị hãy nhìn xem nền giáo dục nước nhà cả hai miền từ khoảng thời gian 1945 cho đến 1975 sẽ rõ...